Gọi ngay: 0979297190

Hộp Giảm Tốc Cốt Âm

Đăng bởi Nguyễn Khắc Tâm
Thứ Tue,
07/11/2023

Hộp giảm tốc cốt âm có tên khác là hộp số cốt âm hay hộp giảm tốc trục âm. Người miền bắc còn gọi là hộp giảm tốc trục lõm, trục rỗng, trong tiếng anh gọi là hollow shaft gearbox.

Cấu tạo của cốt âm là 1 lỗ rỗng, thành lỗ làm bằng thép siêu cứng để truyền lực momen từ động cơ điện tới vật mang tải. Sau đây là thông tin chính về hộp số giảm tốc cốt âm.

1) Ứng dụng hộp giảm tốc cốt âm

Hộp số cốt âm, còn được gọi là hộp giảm tốc trục vào, là một loại hộp giảm tốc được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc trục âm:

  • Các dây chuyền sản xuất công nghiệp, vận hành máy móc
  • Xây dựng: trong hệ thống truyền động của cần cẩu, băng chuyền, máy kéo và các thiết bị nâng hạ
  • Ứng dụng trong ngành năng lượng: dùng trong động cơ tuabin gió, máy phát điện...
  • Ngành thực phẩm và đồ uống: dùng trong máy làm bánh, máy trộn, máy đóng gói...
  • Hộp giảm tốc máy thủy, đánh lưới bắt sò ngao hến hàu
  • Làm máy trộn đất vào khuôn làm gạch xây nhà
  • Làm cáp treo Vũng Tàu, Bana Hill Đà Nẵng, Sa Pa
  • Làm máy chế tạo vac xin covid, máy cắt khẩu trang CNC
  • Máy đào đất làm tàu điện ngầm ở Sài Gòn

2) Ưu điểm hộp số giảm tốc cốt âm

Hộp số trục âm có nhiều ưu điểm quan trọng, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp. Dưới đây là một số ưu điểm chính của hộp giảm tốc motor cốt âm:

  • Với cấu trúc cốt âm, hộp giảm tốc này có khả năng chịu tải cao
  • Cấu trúc vững chắc và thiết kế chính xác, đáp ứng yêu cầu trong các ứng dụng công nghiệp
  • Tỉ số truyền lớn và ít mất mát năng lượng, giúp tiết kiệm điện năng
  • Có khả năng hoạt động liên tục trong môi trường khắc nghiệt
  • Độ bền vượt trội lên tới 7 - 10 năm
  • Sản xuất theo chuẩn quốc tế, chất lượng ổn định
  • Dễ dàng của các bộ phận khi cần thiết

3) Cấu tạo hộp giảm tốc cốt âm

  • Vỏ hộp: Là bên ngoài của hộp giảm tốc động cơ cốt âm, chịu trách nhiệm bảo vệ các bộ phận bên trong và cung cấp cấu trúc vững chắc. Vỏ hộp thường được làm bằng thép hoặc hợp kim thép chất lượng cao.
  • Cốt âm trục vào hoặc cốt dương vào: Đây là trục mà động cơ được gắn vào. Cốt trục vào nối trực tiếp với động cơ và chịu tải từ động cơ truyền vào hộp giảm tốc.
  • Bộ truyền động: Bộ truyền động bao gồm các bánh răng hoặc nhông bằng đĩa thép được lắp ráp trên trục. Các bánh răng có kích thước và số răng khác nhau để tạo ra tỉ số truyền động mong muốn. Bánh răng thường được làm bằng thép nhiệt xử lý để đảm bảo độ cứng và độ bền cao.
  • Trục ra âm - cốt âm: Là trục nối tiếp với bộ truyền động và truyền mô-men xoắn từ hộp giảm tốc đến thiết bị hoặc máy móc khác. Trục ra có thể được cung cấp với các kích thước và giao diện khác nhau để phù hợp với ứng dụng cụ thể.
  • Bộ vận hành: bao gồm các bạc đạn và các bộ phận bôi trơn để đảm bảo hoạt động êm ái và ít ma sát của hộp giảm tốc. Nó bao gồm cả hệ thống bôi trơn để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của các bộ phận bên trong.
  • Vòng bi: được sử dụng để chịu lực tì đè và giữ các trục và bộ phận di chuyển một cách ổn định. Các vòng bi thường được sử dụng là vòng bi bi cầu hoặc vòng bi trục, tùy thuộc vào yêu cầu của ứng dụng cụ thể.
  • Hệ thống bảo vệ: cầu dao bảo vệ quá tải hoặc bản lề hoặc mặt bích chống rung hoặc khớp nối giảm chấn để bảo vệ độ bền của bánh nhông bên trong.

4) Phân loại hộp giảm tốc cốt âm

 Hộp giảm tốc cốt âm trục vít NMRV

Hộp giảm tốc cốt âm NMRV có các size thông dụng 40, 50, 63, 75, 90, 110, 130, 150.

Sau đây là ví dụ về bản vẽ hộp số motor cốt âm NMRV size 63

  • Đường kính trục ra âm: 25mm
  • Đường kính mặt bích: 200mm
  • Phù hợp lắp với motor mã 80( 0.75kw 4pole)
  • Tỷ số truyền thông dụng: 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50, 60

Tin tức khác:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: